Theo Kế hoạch, có 14 nội dung thực hiện cụ thể, bao gồm:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động, quảng bá trực quan hình ảnh về các danh hiệu thành phố Huế - “Thành phố xanh Quốc gia”; từng bước hiện đại hóa công tác tuyên truyền bằng màn hình điện tử thay thế cho các biển, bảng pano truyền thống để thực hiện các nội dung tuyên truyền.
2. Tăng cường quan hệ hợp tác, hội nhập với các tổ chức Quốc tế và các Quốc gia, gắn việc xây dựng hình ảnh Thành phố Huế - “Thành phố xanh Quốc gia” với triển khai thực hiện Quy hoạch chung thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung xây dựng thành phố Huế trở thành đô thị có tính đặc thù về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa của Quốc gia và có ý nghĩa Quốc tế.
3. Tuyên truyền, giáo dục, vận động thông qua các Đoàn thể, Trường học, đặc biệt là các Trường thuộc Đại học Huế, các cấp học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế về ý nghĩa danh hiệu “Thành phố xanh Quốc gia” để tổ chức các hoạt động, phong trào phù hợp.
4. Thực hiện một số video clip, trailer, phim phóng sự, các chuyên mục để tuyên truyền về thành phố Huế gắn với danh hiệu “Thành phố xanh Quốc gia”; tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh vùng đất Cố đô Huế; tổ chức phát hành, tuyên truyền trong và ngoài tỉnh.
5. Sản xuất và cung cấp một số vật phẩm gọn, nhẹ, đơn giản, có gắn biểu trưng hoặc sản phẩm lưu niệm biểu trưng Huế - “Thành phố xanh Quốc gia” để phục vụ khách du lịch và quảng bá các danh hiệu của thành phố Huế.
6. Làm việc với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình của Trung ương, của tỉnh để xây dựng và duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục, các chuyên đề tuyên truyền về “Thành phố xanh Quốc gia”.
8. Tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm nhằm quảng bá hình ảnh về “Thành phố xanh Quốc gia”, là điểm đến an toàn, hấp dẫn và thân thiện với du khách thông qua hoạt động xúc tiến, quảng bá thương mại tại các hội chợ du lịch, thương mại các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
9. Khuyến khích các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố Huế có hình thức tuyên truyền, quảng bá rộng rãi danh hiệu “Thành phố xanh Quốc gia”.
10. Tham gia các hoạt động và giao lưu, trao đổi về văn hóa, môi trường, đô thị xanh,… do các tổ chức Quốc tế, các nước trên thế giới tổ chức.
11. Phân công các đơn vị để theo dõi, duy trì và bảo vệ các tiêu chí, chỉ tiêu của “Thành phố xanh Quốc gia”; đồng thời tham mưu, đề xuất và thực hiện một số chương trình, dự án nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu của danh hiệu; chủ động tham mưu đề xuất việc tham gia các hoạt động, đăng ký tham gia các cuộc thi liên quan đến các danh hiệu.
12. Hoàn chỉnh các quy chế, quy định để xử lý các vi phạm; tăng cường công tác xử phạt các trường hợp vi phạm về vệ sinh môi trường, lấn chiếm, phá hoại hạ tầng đô thị Xanh,…theo đúng quy định.
13. Tăng cường phát triển hạ tầng đô thị Xanh, mở rộng mạng lưới nhà vệ sinh, tăng cường hệ thống cây xanh, đường đi bộ - xe đạp và hướng đến mục tiêu sử dụng các phương tiện thận thiện với môi trường. Tham mưu, đề xuất và thực hiện một số chương trình, kế hoạch, dự án nhằm góp phần thực hiện các tiêu chí của các danh hiệu.
14. Phân công trách nhiệm các đơn vị liên quan theo dõi, báo cáo việc thực hiện kế hoạch.
Năm 2016, thành phố Huế đã nhận được giải “Thành phố xanh Quốc gia” ngay trong lần đầu tiên tham dự theo kết quả cuộc bầu chọn do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF) tổ chức. Chương trình “Thành phố Xanh Quốc tế” là một sáng kiến của WWF từ năm 2011, nhằm kêu gọi các thành phố trên khắp thế giới hãy hành động và hướng tới một hành tinh tương lai thân thiện với môi trường, đồng thời xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.