Tìm kiếm tin tức

 

Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 46.616
Truy cập hiện tại 45
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Bảo tồn phát huy giá trị di sản - văn hóa Huế theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị
Ngày cập nhật 14/12/2020

Hiện nay, TP Huế đã và đang nỗ lực cùng với tỉnh để thực hiện Nghị quyết 54-2019 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 với mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào trước năm 2025. Hướng đi đó, một thành phố di sản đầu tiên của Việt Nam sẽ được hình thành với những đặc trưng riêng, trên nền tảng phát huy các giá trị văn hóa Huế cũng như giá trị của Cố đô di sản...

Thừa Thiên Huế hiện nay có gần 1.000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 166 di tích được công nhận ở các cấp, chưa kể đến những di sản thiên nhiên đặc sắc. Nghị quyết 54 nhấn mạnh: Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tàng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Trong đó, TP Huế là vùng lõi, trung tâm, là đô thị “hạt nhân” của cả tỉnh, đưa cả tỉnh ta cùng phát triển.
Đồng chí Phan Thiên Định – UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế nhấn mạnh: Với những giá trị to lớn trên nhiều mặt, Huế đã và đang có, làm sao để giữ gìn và phát huy, làm sao để phát triển nhưng vẫn bảo tồn được các tinh hoa văn hóa là những vấn đề hết sức “hóc búa”, cần phải được xử lý một cách khoa học và tinh tế. Trong bối cảnh toàn tỉnh, TP Huế đang tập trung nỗ lực cao nhất để thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, mở rộng địa giới TP. Huế, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế thành Thành phố trực thuộc Trung ương, các nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng, cấp thiết.
Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao: Ngay từ đầu năm nay 2020, tỉnh ta đã tập trung mọi nguồn lực triển khai Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; trong đó, xác định phát triển Thừa Thiên Huế dựa trên nền tảng di sản văn hóa. Chủ trương này đặt ra nhiều trọng trách cho ngành văn hóa, vì thế, ngành càng phải nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế về một số vấn đề quan trọng, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Huế là địa phương không những phát triển kinh tế ổn định mà văn hóa còn được giữ gìn, nhất là các di tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được trùng tu, tôn tạo và quan tâm đặc biệt - đây là nền tảng quan trọng trong phát triển bền vững, lâu dài của tỉnh trên lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác.
Ca Huế là di sản riêng có của Huế - Ảnh Minh Hiền
 
Tuy nhiên, theo đánh giá, giai đoạn sau chiến tranh Huế không có chiến lược phát triển cụ thể nên giá trị di sản – văn hóa bị phai mờ. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần “đánh thức” di sản và văn hóa Huế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân nêu quan điểm tại 1 hội nghị chuyên ngành: “ Chúng ta phải đặt câu hỏi, tại sao với nền tảng về văn hóa và di sản đồ sộ như thế, song việc khai thác lại chưa được hiệu quả như các tỉnh thành khác có nguồn tài nguyên nghèo nàn. Huế chưa đủ hấp dẫn níu kéo du khách lưu trú vì chưa tạo ra sản phẩm mới, cứ “ăn” mãi trên các giá trị cũ”.
TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, trong tiến trình xây dựng đô thị theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế phải đặc biệt quan tâm đến bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị di sản. Con đường phù hợp làXây dựng thành phố di sản cấp quốc gia. Bảo tồn nhưng hài hòa giữa “đóng” để bảo tồn và “mở” để phát triển, cần chú ý đến nhu cầu phát triển hiện đại hóa, nâng cấp cả về quy mô và chất lượng đô thị, tôn trọng các giá trị di sản văn hóa để hướng tới một đô thị Huế hiện đại, văn minh, đẳng cấp.
Bảo tồn di sản văn hóa phải gắn và phục vụ các mục tiêu bền vững, đồng thời tạo lập sự hài hòa và “cân bằng động” giữa bảo tồn di sản đô thị Huế và phát triển du lịch. Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi để khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Do đó, cần nhận diện rõ giá trị các đối tượng thuộc khu di sản Cố đô Huế cần được bảo tồn và phát huy phục vụ phát triển bền vững. Về mặt kinh tế, với Huế bảo tồn bền vững di sản văn hóa sẽ tạo ra nguồn thu lớn về du lịch. Do vậy, tỉnh cần tạo lập các cơ chế quản lý hiệu quả làm cho các yếu tố nguyên gốc cấu thành khu di sản thế giới - Quần thể Di tích Cố đô Huế “thấm sâu” vào các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người…
Trong các kỳ họp, họp HĐND, nhất là Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố Huế và các huyện - thị xã vừa qua đều có đề cập đến Nghị quyết 54 ngày 10/12/2019 của Bộ chính trị do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Điều này cho thấy quyết tâm cao của cấp ủy đảng, cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh, thành phố Huế thực hiện bằng được các tiêu chí để xây dựng Huế - đô thị “hạt nhân” của Thành phố trực thuộc trung ương được xác định trong Nghị quyết 54, giúp xác định rõ định hướng, đồng lòng cùng thực hiện để Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trên nền tàng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh...
Tỉnh, TP Huế nỗ lực bảo tồn phát huy giá trị di sản - văn hóa Huế theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị
 

Ngay trong lời phát biểu nhận nhiệm vụ trong sáng 9/11/2020, đồng chí Phan Thiên Định – UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế khẳng định: Nhiệm vụ trong thời gian tới là rất nặng nề, trong đó trọng tâm là thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào trước năm 2025; Đề án mở rộng thành phố Huế và các nhiệm vụ quan trọng khác để đưa Huế ngày càng phát triển… xứng đáng với vị trị, vị thế và vai trò của Huế. Điều này đòi hỏi 1 “cơ chế” đồng bộ từ chính sách, chương trình hành động, nguồn lc và quyết tâm cao, đồng lòng triển khai của cả hệ thống chính trị từ tỉnh, thành phố Huế cho đến từng người dân Huế, người yêu Huế

Cổng TTĐT thành phố Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày